Tình
trạng nhiễm mặn nghiêm trọng sâu vào các cửa sông do hạn nặng
kéo dài suốt nhiều tháng qua đã đẩy TP Đà Nẵng đến nguy cơ
báo động đỏ về thiếu hụt, mất an toàn nguồn cấp nước cho
hàng triệu dân.
Đón đọc những tin tức mới nhất về Đà Nẵng tại Tin Đà Nẵng
Ngành chức năng thành phố đang tiếp tục “chạy đua
với thời gian” tìm giải pháp nhằm đảm bảo nguồn nước sạch, an
toàn cho thành phố cả trước mắt và lâu dài.
Nơm nớp lo sự cố
Ông Nguyễn Hữu Ba-Phó Giám đốc Cty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) không giấu sự lo lắng trước hiện tượng nhiễm mặn nghiêm trọng đến mức kỷ lục nhất từ trước đến nay tại khu vực Nhà máy nước Cầu Đỏ. Theo thống kê, nhu cầu sử dụng nước của thành phố hiện tại tăng đến 25.000m3/ngày, trong khi nhà máy nước Cầu Đỏ-nơi cung cấp 90% lượng nước thô để sản xuất nước sạch buộc phải ngừng hoạt động. Đối phó với tình huống này, Dawaco buộc khai thác nguồn nước thô từ đập An Trạch thành nguồn cung cấp nước duy nhất cho thành phố với khối lượng 195.000m3/ngày.
Chỉ tính quý 1/2013, Trạm bơm An Trạch đã phải sử dụng trạm bơm dự phòng lên đến 1.540 giờ, cao gấp nhiều lần so với những năm trước và còn tiếp tục tăng cao trong cả năm 2013. Gánh nặng này có nhẹ đi chút ít bởi trong một số thời điểm nhất định mà các thủy điện A Vương, Đắc Mi 4 thực hiện đợt xả nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ hè thu từ 15/5 đến 31/5, Dawaco có thể lấy nguồn nước thô tại cầu Đỏ, song CÔNG SUẤT cũng không đáng kể so với nhu cầu hiện có. Điều này khiến chi phí phát sinh từ việc sản xuất nước ngọt và tiền điện tăng chóng mặt, dự báo trong năm 2013 phải ngốn thêm 25 tỷ đồng từ ngân sách.
Đáng nói ở chỗ, giải pháp lấy nước thô từ An Trạch đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro rất cao. Ông Nguyễn Hữu Ba chỉ ra những nguy cơ cụ thể: Hiện tại Trạm bơm An Trạch chưa có đường dây cấp điện ưu tiên, phải sử dụng chung đường dây điện gắn với nhiều phụ tải khác nên rất dễ gặp sự cố về điện dẫn đến việc mất nước toàn thành phố. Đơn cử cuối tháng 3/2013, chỉ vì một sự cố giông sét khiến trạm bơm An Trạch dừng hoạt động, hậu quả là cả thành phố mất nước sinh hoạt suốt ba giờ liền. Đến nay, Điện lực Đà Nẵng cũng quan tâm đầu tư đường dây dự phòng từ Quảng Nam ra để cấp điện cho trạm bơm trong trường hợp đường dây hiện tại gặp sự cố tương tự.
Giải pháp cấp bách
Nơm nớp lo sự cố
Ông Nguyễn Hữu Ba-Phó Giám đốc Cty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) không giấu sự lo lắng trước hiện tượng nhiễm mặn nghiêm trọng đến mức kỷ lục nhất từ trước đến nay tại khu vực Nhà máy nước Cầu Đỏ. Theo thống kê, nhu cầu sử dụng nước của thành phố hiện tại tăng đến 25.000m3/ngày, trong khi nhà máy nước Cầu Đỏ-nơi cung cấp 90% lượng nước thô để sản xuất nước sạch buộc phải ngừng hoạt động. Đối phó với tình huống này, Dawaco buộc khai thác nguồn nước thô từ đập An Trạch thành nguồn cung cấp nước duy nhất cho thành phố với khối lượng 195.000m3/ngày.
Chỉ tính quý 1/2013, Trạm bơm An Trạch đã phải sử dụng trạm bơm dự phòng lên đến 1.540 giờ, cao gấp nhiều lần so với những năm trước và còn tiếp tục tăng cao trong cả năm 2013. Gánh nặng này có nhẹ đi chút ít bởi trong một số thời điểm nhất định mà các thủy điện A Vương, Đắc Mi 4 thực hiện đợt xả nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ hè thu từ 15/5 đến 31/5, Dawaco có thể lấy nguồn nước thô tại cầu Đỏ, song CÔNG SUẤT cũng không đáng kể so với nhu cầu hiện có. Điều này khiến chi phí phát sinh từ việc sản xuất nước ngọt và tiền điện tăng chóng mặt, dự báo trong năm 2013 phải ngốn thêm 25 tỷ đồng từ ngân sách.
Đáng nói ở chỗ, giải pháp lấy nước thô từ An Trạch đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro rất cao. Ông Nguyễn Hữu Ba chỉ ra những nguy cơ cụ thể: Hiện tại Trạm bơm An Trạch chưa có đường dây cấp điện ưu tiên, phải sử dụng chung đường dây điện gắn với nhiều phụ tải khác nên rất dễ gặp sự cố về điện dẫn đến việc mất nước toàn thành phố. Đơn cử cuối tháng 3/2013, chỉ vì một sự cố giông sét khiến trạm bơm An Trạch dừng hoạt động, hậu quả là cả thành phố mất nước sinh hoạt suốt ba giờ liền. Đến nay, Điện lực Đà Nẵng cũng quan tâm đầu tư đường dây dự phòng từ Quảng Nam ra để cấp điện cho trạm bơm trong trường hợp đường dây hiện tại gặp sự cố tương tự.
Cửa
sông nhiễm mặn nghiêm trọng, Nhà máy nước Cầu Đỏ phải khai
thác nguồn nước thô từ đập An Trạch cung cấp cho người dân
thành phố
Bên cạnh điện, nguy cơ lớn nhất ảnh hưởng đến kế hoạch đảm
bảo an toàn nguồn cấp nước nằm trong quá trình vận dẫn nước
từ đập An Trạch về nhà máy. Đường ống dẫn nước thô hiện dài
8km, đường kính 1.200mm nằm sâu dưới đất, trong đó, có 1 điu ke
dẫn qua sông cầu Đỏ nằm chìm dưới lòng sông rất dễ xảy ra sự
cố nghiêm trọng bởi tình trạng lũ lụt, sạt lở bờ sông hằng
năm và có thể xì vỡ bất cứ lúc nào. “Đặc biệt, trong trường
hợp khẩn thiết lượng nước tại đập An Trạch xuống dưới mức
1,7m thì ngay cả trạm bơm An Trạch cũng không thể vận hành
được, trong khi đó, dự báo tình trạng khô kiệt vẫn còn kéo
dài trầm trọng cả miền Trung. Ngay tháng 4 và tháng 5 đã xuống
mức báo động và dự báo những ngày tới còn xuống nhanh hơn,
nếu các nhà máy thủy điện vẫn không chịu xả nước theo kiến
nghị của thành phố và chỉ đạo của T.Ư e rằng tình hình xấu
hơn”-ông Ba khẳng định.Giải pháp cấp bách
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét